Cải tạo nhà ở là giải pháp tuyệt vời giúp bạn nâng cấp không gian sống mà không cần xây dựng lại hoàn toàn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các kiến thức và thông tin cải tạo.
Vậy quy trình cải tạo nhà sẽ diễn ra như thế nào? Hãy cùng JAMA CONS tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
3 lý do tại sao phải nắm rõ quy trình cải tạo nhà bạn nên biết
Cải tạo nhà là cụm từ chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người.
Nên nắm rõ quy trình cải tạo nhà để làm gì, tác động như thế nào đến quá trình cải tạo nhà? Dưới đây là 3 lý do chính:
Giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu tư: Cải tạo nhà ở chỉ mất khoảng 30-50% chi phí nếu bạn xây mới, tùy theo quy mô cải tạo. Không phá dỡ hoàn toàn mang lại rất nhiều lợi ích về chi phí cho bạn.
Thời gian thi công cải tạo ngắn: Quá trình thi công cải tạo diễn ra khá nhanh, chỉ từ 2- 4 tháng là có thể hoàn thành công trình, trái ngược sẽ mất 6 tháng – 1 năm để xây dựng lại.
Tăng chất lượng cuộc sống: Căn nhà xuống cấp, hư hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình bạn.

Việc cải tạo nhà sẽ giúp bạn khắc phục các vấn đề này, mang lại không gian sống an toàn, tiện nghi và thoải mái hơn.
2 hình thức sửa chữa, cải tạo nhà ở phổ biến
Quy trình cải tạo nhà bao gồm thực hiện các công việc sửa chữa, nâng cấp, thay đổi diện tích, thiết kế,… cho căn nhà nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia chủ. Hiện nay có 2 hình thức sửa chữa, cải tạo phổ biến:
Sửa chữa và duy trì nhà cũ
Quy trình cải tạo nhà tập trung vào việc sửa chữa những hạng mục xuống cấp, hư hỏng.
Nền móng, khung nhà cũ sẽ được giữ nguyên hiện trạng. Chỉ sửa chữa những hạng mục ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và gây mất mỹ quan, cụ thể:
- Sửa chữa tường, trần, nền nhà
- Sửa chữa hệ thống điện, nước
- Sửa chữa cửa, nhôm kính
- Sửa chữa nội thất

Ưu điểm của hình thức này chính là tiết kiệm chi phí tối đa nhờ không phá dỡ hoàn toàn công trình.
Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện tài chính, gia chủ có thể lựa chọn hình thức sửa chữa, cải tạo nhà ở phù hợp.
Tân trang và nâng cấp
Nếu muốn thay đổi hoàn toàn không gian nhà ở của mình nhưng không có ý định xây mới, tân trang và nâng cấp là giải pháp tốt trong nhất quy trình cải tạo nhà dành cho bạn.
Một số gợi ý bạn có thể làm khi cải tạo lại không gian bao gồm:
- Thay đổi về kết cấu, công năng giữa các khu vực chức năng
- Cải tạo mặt tiền
- Trang trí và sơn lại nội thất
- Đi lại hệ thống điện nước

Hình thức này giúp ngôi nhà của bạn thay đổi không kém gì xây mới mà lại tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể.
7 bước cải tạo nhà giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí
Thực hiện quy trình cải tạo nhà đúng cách sẽ giúp tiết kiệm tiền bạc và thời gian thi công một cách tối đa.
Dưới đây là 7 bước chính giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất cho phương án cải tạo nhà của gia đình mình.
Khảo sát hiện trạng cấu trúc ngôi nhà để đưa ra phương án cải tạo
- Phải nắm được rất rõ các kích thước các phòng, tầng chung của ngôi nhà
- Nắm được hiện trạng các cấu kiện kết cấu như tường, trụ, sàn, mái nhà
- Xem xét mức độ an toàn của tổng thể cũng như từng khu vực. Nếu không an toàn cần cho đỡ các đầu, mối bị hỏng, gia cố chúng lại ngay.

Khảo sát hiện trạng cấu trúc ngôi nhà là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình cải tạo nhà.
Đập phá, tháo dỡ các kiến trúc cũ
Trước khi xây mới, cần phải thực hiện quy trình cải tạo nhà gồm tháo dỡ những hạng mục không còn phù hợp.

Đây là bước phải thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và tránh gây ra những thiệt hại không đáng có.
Việc tháo gỡ sẽ giúp lộ ra các cấu kiện kết cấu chính của ngôi nhà, giúp bạn tạo ra không gian trống để thực hiện các hạng mục cải tạo mới.
Xây tường hoặc vách ngăn mới
Bước tiếp theo trong quy trình cải tạo nhà xây tường, vách ngăn tạo nên không gian mới so với cấu trúc nhà cũ.
Giai đoạn này giúp bạn phân chia không gian, tạo ra khu vực mới tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình.

Nếu đã chuẩn bị các kết cấu chính ổn định và bền chắc, có thể tiến hành xây tường hoặc vách ngăn mới. Tuy nhiên việc này cần lưu ý:
- Vật liệu làm tường hoặc vách phải tương đồng cùng khối lượng và bề dày tường, tránh gây nặng thêm công trình.
- Khi làm mới các kết cấu, phải xây trên nền bê tông chắc chắn, xi măng cốt sắt chắc chắn, tránh sụt lún, nghiêng ngả sau này
- Luôn có sự liên kết giữa các kết cấu cũ và mới để đảm bảo đồng nhất về độ bền.
Khi đã xây lại phần thô, cần chờ ít nhất 1 tuần để vữa khô hẳn, ổn định trước khi làm nội thất.
Lắp đặt, đi lại hệ thống điện
Khi đã hoàn thiện kết cấu, cần lắp đặt lại toàn bộ hệ thống điện mới để đảm bảo quy trình cải tạo nhà đúng. Việc này đòi hỏi kỹ thuật và cẩn thận tuyệt đối.
Bởi chỉ cần sai sót nhỏ như dây dẫn lỏng lẻo, tiếp địa kém có thể gây chập cháy hoặc điện giật nguy hiểm.

Do đó, nên để công ty điện chuyên thực hiện. Chú ý rà soát, nghiệm thu kỹ càng trước khi bật điện sử dụng.
Sơn lại toàn bộ công trình
Đây là bước quan trọng trong quy trình cải tạo nhà để giúp ngôi nhà của bạn trở nên mới và đẹ hơn. Sau khi hoàn thiện kết cấu và lắp hệ thống điện, cần sơn lại toàn bộ công trình. Việc sơn nhà có tác dụng:
- Làm đẹp tính thẩm mỹ, tô điểm không gian sống
- Tránh các tác động thời tiết làm hư hỏng công trình.
- Ngăn chặn sâu mọt, côn trùng gây hại cho gỗ.

Công đoạn này đòi hỏi kỹ thuật cao, mất nhiều công sức nên rất tốn kém chi phí nhân công. Do vậy, bạn cần thỏa thuận và giám sát kỹ để tránh bị “chặt chém.”
Sắp xếp nội thất nhà cửa
Công đoạn sơn khi đã hoàn thành, bạn có thể di chuyển và lắp đặt nội thất vào nhà. Trong quy trình cải tạo nhà, sau khi lắp đặt nội thất hoàn chỉnh, gia chủ có thể sử dụng nhà ở luôn. Một số lưu ý nhỏ bạn nên chú ý:
- Xếp các đồ đạc nội thất gọn gàng, khoa học, logic để dễ dọn dẹp, vệ sinh và không gian thông thoáng.
- Kiểm tra hệ thống điện, đèn chiếu sáng và các vật dụng tiện ích khác trước khi đưa vào sử dụng.

Vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao công trình
Trước khi bàn giao, hãy tiến hành các bước cuối cùng để kết thúc công trình:
- Vệ sinh toàn bộ công trình, nhà ở kỹ càng, loại bỏ mọi bụi bẩn còn vương vãi để đảm bảo không gian sạch sẽ đưa vào sử dụng.
- Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ công trình với chủ đầu tư, đảm bảo mọi yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ đều được đáp ứng cao nhất.
- Làm thủ tục giấy tờ bàn giao công trình chính thức

Đây là bước khá quan trọng trong quy trình cải tạo nhà, góp phần đảm bảo chất lượng công trình.
Một số lưu lưu ý trong quá trình cải tạo nhà bạn không nên bỏ qua
Để quá trình cải tạo nhà ở diễn ra thuận lợi, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nắm rõ quy định cải tạo nhà ở
Trong quy trình cải tạo nhà, bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật liên quan đến xây dựng, cải tạo.
Điều này nhằm đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Cụ thể, cần nắm rõ các vấn đề về quy hoạch xây dựng đô thị, mật độ xây dựng, chiều cao công trình, khoảng lùi… để tránh vi phạm dẫn đến xử phạt, thậm chí buộc phải phá bỏ công trình.

Xin giấy phép cải tạo nhà ở
Theo quy định, mọi hoạt động xây dựng, cải tạo nhà đều phải xin phép cơ quan chức năng.
Do đó, trước khi khởi công cải tạo nhà ở, bạn cần hoàn tất thủ tục pháp lý để được cấp giấy phép.

Điều này nhằm đảm bảo công trình đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, khi có giấy phép sẽ dễ dàng xin cấp điện, nước và các dịch vụ tiện ích khác.
Khảo sát chất lượng nhà cải tạo kỹ càng
Trước khi thực hiện quy trình cải tạo nhà ở, bạn cần khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng chất lượng hiện trạng của ngôi nhà.
Các khía cạnh cần đánh giá gồm: độ bền chắc của kết cấu, tình trạng sụt lún, nứt nẻ, mối mọt gỗ…
Nếu có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng cấu kiện, kết cấu, cần gia cố chúng thật chắc chắn trước khi cải tạo.

Như vậy, cải tạo nhà ở là giải pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí để nâng cấp không gian sống. Hy vọng qua 7 bước trong quy trình cải tạo nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
Nếu cần giải đáp thắc mắc về quy trình cải tạo nhà, liên hệ ngay với JAMA CONS để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời!